Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Suy thai cấp tính: Chẩn đoán, xử trí

Suy thai cấp tính trong chuyển dạ: định nghĩa, nguyên nhân, chẩn đoán, xử trí.
I.        Định nghĩa:
-          Suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ là tình trạng thiếu oxy thai đột ngột, đe dọa tính mạng của đứa bé, có thể để lại di chứng về phát triển tinh thần vận động của trẻ sau này. Đây là cấp cứu trong sản khoa cần xử trí kịp thời.
II.      Nguyên nhân:
1.      Cơn co tử cung bất thường:
-          Cơn co mau ko phù hợp độ xóa mở CTC. Khi tần số cơn co> 6 trong 10p.
-          Mạnh: cường độ cơn co >80mmHg.
-          Vừa mau vừa mạnh.
Þlàm giảm lưu lượng máu tuần hoàn ở hồ huyết, ứ trệ máu trong hồ huyết, làm thiếu oxy, ứ đọng CO2.
2.      Chuyển dạ kéo dài bất thường:
-          Bình thường con so thời gian chuyển dạ 16-24h, con rạ 8-12h.
-          Chuyển dạ kéo dài do bất đối xứng khung chậu thai nhi, CTC tiến triển chậm, ngôi thai ko thuận lợi®sản phụ mệt mỏi, lo lắng, cơn co tử cung rối loạn, gây suy thai.
3.      Các nguyên nhân khác:
a.      Từ phía mẹ:
-          Cung cấp máu cho hồ huyết ko đủ:
ü      Mạn tính: NĐ thai nghén, cao HA..
ü      Cấp: mất máu, choáng do RTĐ, RBN..
ü      Tụt HA do nằm ngửa, do dùng hạ HA qua liều...
-          Độ bão hòa O2 máu mẹ ko đủ: bệnh tim nặng, bệnh phổi, thiếu máu…
b.      Do phần phụ:
-          Bánh rau: rau tiền đạo, rau bong non, bánh rau vôi hóa..-->diện tích trao đổi bị giảm
-          Sa dây rau, dây rau thắt nút, dây rau quấn cổ...
-          ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối.
c.      do thai:
-          thai non tháng, thai già tháng, thai suy dinh dưỡng, thai bị thiếu máu, nhiễm trùng…
III.    chẩn đoán:
1.      Nước ối lẫn phân su:
-          Ngay khi trước chuyển dạ có thể phát hiện qua soi ối, chọc hút ối
-          Khi chuyển dạ thấy nước ối : màu vàng trong suy thai mạn, màu xanh bẩn trong suy thai cấp. tuy nhiên ko giá trị khi là ngôi ngược.
-          Nước ối có phân su là 1 bằng chứng của suy thai trong quá khứ hoặc hiện tại, phân su có từ lâu trong nước ối sẽ hòa tan đều
-          nước ối có phân su mở đường cho NT, tiên lượng nặng khi trẻ hít phải phân su
2.      Biến đổi nhịp tim thai :
-          Bình thường nghe nhịp tim thai bằng ống nghe sản khoa vị trí ở mỏm vai của thai, tần số tim thai dao động 120-160lần/phút, ngoài cơn co TC tiếng tim thai rõ.
-          Nếu có suy thai có thể thấy nhịp tim thai nhanh>160lần/phút hoặc nhịp chậm <120lần/phút, nhịp tim thai không đều. Cổ điển thấy tiếng tim thai yếu đi, mờ, xa xăm.
-          Từ khi có theo dõi chuyển dạ bằng monitoring thì phương pháp này có nhiều nhược điểm: chậm, không chính xác, không theo dõi liên tục nhịp tim thai, không nghe được nhịp tim thay khi có cơn co TC--> không đ/giá được sự thay đổi nhịp tim thai với cơn co TC
3.      Triệu chứng trên monitoring sản khoa:
rất quan trọng trong chấn đoán suy thai, cho ta biết cơn co TC(cường độ, trương lực cơ bản, tần số cơn co...), nhịp tim thai ( nhịp cơ bản, độ dao động, sự biến đổi nhịp tim thai với cơn co TC)
a.      Nhịp tim thai cơ bản:
-      Nhịp tim thai bình thường là 120-160lần/ phút
-      Nhịp nhanh là >=160lần/phút, nhịp nhanh có thể gặp khi mẹ sốt, dùng thuốc, thai bị nhiễm trùng. Nhưng cũng có thể là suy thai
-      Nhịp chậm <=120lần/phút, nhịp chậm thông thường là biểu hiện của suy thai. Nếu nhịp chậm trên 3phút thì phải nghĩ tới suy thai. Tuy nhiên cần loại trừ nhịp chậm do nguyên nhân cơn co cường tính
b.      Độ dai động nhịp tim thai
       Độ dao động tim thai được chia thành các mức:
-      Dao động độ 0( nhịp phẳng):<5lần/phút
-      Dao động độ I: từ 6-10lần/phút
-      Dao động độ II: từ 11-25lần/phút ( nhịp tim thai bình thường)
-      Dao động độ III( nhịp nhảy):>25lân/phút
Nhịp phẳng chỉ xuất hiện khi suy thai rất năng, đôi khi có thể gặp khi thai ngủ, tuy nhiên khi kich thích thai( sờ nắn, thăm âm đạo, Cơn co TC..) thì nhịp phẳng sẽ mất.
Nhịp phẳng còn xuất hiện trong trường hợp thai vô sọ, thai rất non tháng, 1 số dị tật tim
c.      Phân tích nhịp tim thai liên quan cơn co TC
-      DIP I: nhịp tim thai chậm sớm
ü      Nhịp tim thai chậm nhất rơi vào đỉnh cơn co TC hoặc cách đỉnh cơn co TC <20s
ü      Do đầu thai nhi bị chèn ép kích thích trung tâm điều hòa nhịp tim cua day X
-      DIP II: nhịp tim thai chậm muộn
ü      Nhịp tim thai chậm nhất xuất hiện sau đỉnh cơn co TC 20-60s
ü      Do thiếu oxy thai do cơn co TC, là biểu hiện chắc chắn của suy thai
-      DIP biến đổi: nhịp tim thai biến đổi
ü      Nhịp tim thai lúc chậm nhất thì trùng với đỉnh cơn co TC lúc thì không trùng( lúc thì chậm sớm, lúc thì chậm muộn) không tuân theo quy luật nào cả
ü      Thường do dây rau bị chèn ép:sa dây rau, dây rau ngắn...
d.  Nghi ngờ suy thai khi:
-      Nhịp nhanh hoặc chậm vừa
-      DIP I hoặc DIP biến đổi
-      Giảm sự dao động của tim thai trên 30phút
-      không có tăng nhịp tim thai nhất thời
e.  Xác định suy thai khi
-      Nhịp nhanh hoặc chậm nặng
-      Nhịp phẳng
-      DIP II hoặc DIP biến đổi liên tục
4.      Vi định lượng máu thai nhi:
-          Khi màng ối vỡ, trích da ở ngôi thai lấy một giọt máu mao mạch đưa vào máy Astrup phân tích:
-          Bình thường:
+        pH>7,25. pCO2<60mmHg, pO2>15mmHg, BE>8mEq.
-          Nếu pH từ 7,2 đến 7,25 là ranh giới giữa bình thường và bệnh lý.
-          pH<7,2 chắc chắn là thai suy.
-          Là phương tiện duy nhất chẩn đoán chính xác suy thai cấp tính trong chuyển dạ,
5.      Tìm thấy các nguyên nhân gây suy thai.
IV.   Xử trí :
-          Tùy theo nguyên nhân mà hồi sức thai hay mổ cấp cứu lấy thai ra ngay ( sa dây rốn, rau bong non).
1.      Điều trị nội khoa :
-          Cho sản phụ nằm nghiêng trái để cải thiện tuần hoàn tử cung rau.
-          Cho mẹ thở O2 : 5-6l/p.
-          Thuốc giảm co tử cung để cải thiện tuần hoàn hồ huyết ....
-          Hồi phục cân bằng nội môi cho thai bằng cách dùng cho mẹ :
+        dd glucose ưu trương 20%, pha thêm với vit C.
+        kiềm hóa nước tiểu bằng NaHCO3 thì ít hiệu quả. Dung dịch THAM(trisaminol) được ưa chuông hơn vì không có bất lợi và qua rau thai dễ dàng.
2.      Diều trị sản khoa :
-          Cần phải lấy thai ra ngay nếu tình trạng suy thai ko được cải thiện.
-          Nếu hồi sức thai có đáp ứng, tim thai về bình thường : theo dõi tiếp chuyển dạ.
-          Tùy theo đk có thể quyết định lấy thai ra bằng mổ lấy thai, hay forcep( khi CTC mở hết, đầu lọt thấp, thai sống).
-          Cần chuẩn bị sẵn sàng hồi sức sơ sinh khi lấy thai ra.
3.      Diều trị dự phòng :
a.      Trước chuyển dạ : phát hiện các thai phụ có nguy cơ cao : thai suy dinh dưỡng, thai già tháng, khung chậu bất thường… nếu cần chỉ định mổ lấy thai chủ động, nếu đẻ đường dưới phải theo dõi sát.

b.      Trong khi chuyển dạ : theo dõi bằng monitoring sản khoa, điều chỉnh lại cơn co tử cung sớm nếu có bất thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét