Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Toàn bộ về dẫn lưu Kehr

CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU KEHR
I.Mục đích:
1. Giảm áp lực đường mật sau mổ
2. Theo dõi chảy máu đường mật sau mổ
3. Bơm rửa đường mật, bơm thuốc đt sỏi, giun sau mổ
4. Chụp kiem tra ĐM qua Kehr sau mổ.

II.Chăm sóc, theo dõi bn đặt dẫn lưu Kehr:
Giống như chăm sóc bn mổ bụng.
Chăm sóc tại chỗ:
- Ống K nối vô trùng vào túi. Túi đặt thấp hơn vị trí ống mật để tránh trào ngược
- Làm đường gấp khúc : quấn ống K 1 vòng quanh cuộn băng mềm ở đoạn vừa chui ra khỏi thành bụng, tránh gấp ở chỗ ngã 3.
- Chân ống K: Bt dịch mật ko qua chân ống. Nếu có, thì phải khâu bớt da tại chân ống,nếu thấy sưng, nóng, đỏ, đau thì tiến hành thay băng chân K hằng ngày.
- Theo dõi số lượng dich mật qua Kehr hằng ngày:
+ Sau pt, ngày đầu chưa có nhu động ruột, cơ oddi bị viêm, phù nề, nên dịch mật chủ yếu qua Kehr ra ngoài 300-500 ml/24h
+ Khi có trung tiện: (3-4 ngày sau mổ)
1 phần DM xuống tá tràng, DM qua Kehr giảm xuống còn 200-300 ml/24h
+ Từ ngày thứ 5 6 trở đi: 150-200 ml/24h
- Màu sắc:bt màu xanh đen ánh vàng, bôi ra bông có màu vàng.
- Theo dõi dl dưới gan có chảy máu ko?
III. Rút Kehr
Điều kiện rút K:
- Sau 14-21 ngày
- Chụp đường mật thông suốt
- Kẹp Kehr liên tục > 48h ko đau, ko sốt.

Chụp X-quang đường mật qua ống để bảo đảm:

• Không còn sót sỏi
• Thuốc cản quang xuống tá tràng tốt
• Thuốc cản quang không dò vào xoang bụng.
Kẹp ống vài giờ trước khi rút. BN đau bụng chứng tỏ đường mật chưa thông và chưa thể được rút ống dẫn lưu.

Khi rút phải tạo lực kéo liên tục và vừa phải. Rút ống dẫn lưu đột ngột hay quá mạnh sẽ làm tổn thương đường mật hay toác miệng nối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét