Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Test Lao phổi

Đây là 1 đề thi môn Lao Phổi của trường ĐHYHN, mọi người tham khảo nhá:
Câu 1. Lao phổi
a. Là dạng lao hiếm gặp nhất trong các dạng lao
b. Là dạng lao đôi khi mới gặp trong các dạng lao
c. Là dạng lao thường gặp nhất trong các dạng lao
d. Tất cả đều đúng

Câu 2. Lao phổi
a. Dễ thanh toán bệnh vì mọi người đều được tiêm phòng vaccine ngừa bệnh lao
b. Khó thanh toán bệnh vì lao phổi là loại lây truyền từ người bệnh sang người có tiếp xúc bệnh
c. Có khi dễ thanh toán, cũng có khi rất khó thành toán bệnh lao phổi
d. Tất cả đều sai

Câu 3. Lao phổi
a. Thường không có sự tương xứng giữa bệnh cảnh lâm sàng ban đầu với tổn thương cấu trúc ban đầu
b. Thường có sự tương xứng giữa bệnh cảnh lâm sàng ban đầu với tổn thương cấu trúc ban đầu
c. Tùy trường hợp
d. Tất cả đều sai

Câu 4. Ho ra máu trong bệnh Lao phổi
a. 70% các trường hợp do bệnh lao
b. 80% các trường hợp do bệnh lao
c. 90% các trường hợp do bệnh lao
d. 10% các trường hợp do bệnh lao

Câu 5. Tràn dịch màng phổi trong bệnh lao
a. Cần làm xét nghiệm máu
b. Cần làm xét nghiệm nước tiểu
c. Cần làm xét nghiệm BK đàm
d. Cần chụp X quang phổi

Câu 6. Một số trường hợp lao phổi có thể trá hình dưới dạng
a. Giả cúm
b. Viêm phế quản
c. Viêm phổi
d. Tất cả đều đúng

Câu 7. Giả cúm trong bệnh lao phổi
a. Giống như cúm, có triệu chứng mũi họng, sốt kéo dài hoặc cách khoảng
b. Giống như cúm, không có triệu chứng mũi họng, sốt kéo dài hoặc cách khoảng
c. Giống như cúm, có triệu chứng mũi họng, chỉ sốt kéo dài
d. Giống như cúm, có triệu chứng mũi họng, chỉ sốt cách khoảng

Câu 8. Giả viêm phế quản trong bệnh lao phổi
a. Có những đợt ho khạc đàm và sốt kéo dài, tái diễn sau 1 tuần lặng lẽ
b. Có những đợt ho khan và sốt kéo dài, tái diễn sau 1 tuần lặng lẽ
c. Có những đợt ho khạc đàm và sốt kéo dài, tái diễn sau vài tuần lặng lẽ
d. Có những đợt ho khan và sốt kéo dài, tái diễn sau vài tuần lặng lẽ

Câu 9. Giả viêm phổi trong bệnh lao phổi
a. Sốt cao, đau ngực, ho khạc đàm nhưng không giảm dù được điều trị bằng kháng sinh
b. Sốt nhẹ, đau ngực, ho khan nhưng không giảm dù được điều trị bằng kháng sinh
c. Sốt cao, đau ngực, ho khạc đàm, bệnh sẽ thuyên giảm nếu được điều trị bằng kháng sinh
d. Sốt nhẹ, đau ngực, ho khan, bệnh sẽ thuyên giảm nếu được điều trị bằng kháng sinh

Câu 10. Triệu chứng Ho trong bệnh lao phổi có đặc điểm
a. Lúc đầu ho có đàm, ho kéo dài, ho nhiều về buổi sáng, về sau ho khan
b. Lúc đầu ho khan, ho kéo dài, ho nhiều về buổi sáng, về sau ho có đàm
c. Lúc đầu ho có đàm, ho kéo dài, ho nhiều về đêm, về sau ho khan
d. Lúc đầu ho khan, ho kéo dài, ho nhiều về đêm, về sau ho có đàm

Câu 11. Triệu chứng khạc đàm trong bệnh lao phổi
a. Lúc đầu không khạc đàm, dần dần khạc ra đàm mủ xanh
b. Lúc đầu khạc đàm loãng, trong, dần dần có mủ trắng xanh
c. Lúc đầu khạc đàm nhầy, trong, dần dần có mủ trắng đục
d. Lúc đầu khạc đàm máu, màu đỏ, dần dần có mủ máu lẫn lộn

Câu 12. Triệu chứng Ho khạc đàm trong bệnh lao phổi
a. Lúc đầu chủ yếu là ho, về sau kèm theo triệu chứng khạc đàm cả ngày
b. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào ban đêm, về sau ho khạc đàm cả ngày
c. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào buổi chiều, về sau ho khạc đàm cả ngày
d. Lúc đầu chủ yếu là ho khạc đàm vào buổi sáng, về sau ho khạc đàm cả ngày

Câu 13. Đặc điểm của Đàm giúp nghĩ đến một hang lao trong bệnh lao phổi
a. Đàm ít, lẫn mủ
b. Đàm nhiều, lẫn mủ
c. Đàm ít, không có mủ
d. Đàm nhiều, không có mủ

Câu 14. Triệu chứng chủ yếu làm tăng nguy cơ lây bệnh lao phổi
a. Ho
b. Khạc đàm
c. Sốt
d. A và B đúng

Câu 15. Triệu chứng toàn thân của bệnh lao phổi
a. Mệt mỏi
b. Gầy, sốt
c. Rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện
d. Tất cả đều đúng

Câu 16. Triệu chứng sốt trong bệnh lao phổi có đặc điểm
a. Sốt nhẹ, sốt về chiều, không đều, tăng lên khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi
b. Sốt cao, sốt buổi sáng, không đều, tăng lên khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi
c. Sốt nhẹ, sốt buổi sáng, đều
d. Sốt cao, sốt về chiều, đều

Câu 17. Thăm khám thực thể trong bệnh lao phổi
a. Có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao phổi
b. Không có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao phổi
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai

Câu 18. Cần hỏi gì ở bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh lao phổi
a. Đã được tiêm phòng lao BCG chưa ?
b. Đã có bị sơ nhiễm lao không ?
c. Trước kia có bị lao phổi không ?
d. Tất cả đều đúng

Câu 19. Phản ứng da với Tuberculin trong bệnh lao phổi
a. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 -4 ngày
b. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 – 4 tuần
c. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 – 4 tháng
d. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu nên cần làm lại phản ứng sau 3 – 4 năm
Câu 20. Phản ứng da với Tuberculin trong bệnh lao phổi

a. Có thể âm tính trong giai đoạn đầu
b. Có thể âm tính trong cả giai đoạn đầu và giai đoạn toàn phát
c. Dương tính trong mọi giai đoạn
d. Tất cả đều đúng

Câu 21. Xét nghiệm vi khuẩn trong bệnh lao
a. Chỉ cần làm xét nghiệm 1 lần
b. Cần làm xét nghiệm vài lần (1 – 3 lần)
c. Cần làm xét nghiệm nhiều lần (3 – 6 lần)
d. Không cần làm xét nghiệm

Câu 22. Xét nghiệm vi khuẩn trong bệnh lao
a. Chỉ cần xét nghiệm 1 lần duy nhất
b. Cần xét nghiệm vài lần (2 – 3 lần)
c. Cần xét nghiệm nhiều lần (3 – 6 lần)
d. Không cần làm xét nghiệm

Câu 23. Xét nghiệm vi khuẩn trong bệnh lao
a. Theo 1 tiến trình: nhuộm soi trực tiếp
b. Theo 2 tiến trình: nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy
c. Theo 3 tiến trình: nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy và kháng sinh đồ
d. Theo 4 tiến trình: nhuộm soi trực tiếp, nuôi cấy, khánh sinh đồ và điều trị thử nghiệm

Câu 24. Để phát hiện nhanh trực khuẩn lao trong đàm bằng cách
a. Nhuộm soi tươi
b. Nuôi cấy
c. Kháng sinh đồ
d. Điều trị thử nghiệm

Câu 25. Để nhận định loại trực khuẩn gây bệnh lao bằng cách
a. Nhuộm soi tươi
b. Nuôi cấy
c. Kháng sinh đồ
d. Điều trị thử nghiệm

Câu 26. Để xác định tính nhạy cảm của trực khuẩn đối với các thuốc kháng lao bằng cách
a. Nhuộm soi tươi
b. Nuôi cấy
c. Kháng sinh đồ
d. Điều trị thử nghiệm

Câu 27. Biến chứng của bệnh lao
a. Tràn khí màng phổi
b. Tràn mủ màng phổi
c. Tâm phế mạn, giãn phế quản, xơ phổi
d. Tất cả đều đúng

Câu 28. Biến chứng của bệnh lao
a. Ho ra máu
b. Ho ra thức ăn
c. Ho ra mủ
d. Tất cả đều đúng

Câu 29. Biến chứng của bệnh lao
a. Ho ra máu
b. Tâm phế mạn
c. Giãn phế quản
d. Tất cả đều đúng

Câu 30. Tác dụng phụ của Ethambutol trong điều trị bệnh lao
a. Mất thị lực, mất thị trường có hồi phục
b. Mất thị lực, mất thị trường không hồi phục
c. Mất thính lực có hồi phục
d. Mất thính lực không hồi phục

Câu 31. Tác dụng phụ của Streptomycin trong điều trị bệnh lao
a. Mất thị lực, mất thị trường có hồi phục
b. Mất thị lực, mất thị trường không hồi phục
c. Mất thính lực có hồi phục
d. Mất thính lực không hồi phục

Câu 32. Tác dụng phụ của Ethambutol trong điều trị bệnh lao
a. Mất thị lực
b. Mất thị trường
c. Mất khả năng nhìn màu sắc
d. Tất cả đều đúng

Câu 33. Thời gian điều trị bệnh lao
a. 6 – 9 ngày
b. 6 – 9 tuần
c. 6 – 9 tháng
d. 6 – 9 năm

Câu 34. Thời gian điều trị bệnh lao
a. 1 – 3 tháng
b. 3 – 6 tháng
c. 6 – 9 tháng
d. 9 – 12 tháng

Câu 35. Để tránh bị kháng thuốc điều trị lao, cần phối hợp
a. Chỉ cần 1 loại thuốc có tác dụng
b. Ít nhất 2 loại thuốc có tác dụng
c. Ít nhất 3 loại thuốc có tác dụng
d. Tất cả đều sai

Câu 36. Để tránh bị kháng thuốc điều trị lao, cần phối hợp
a. Ít nhất 2 loại thuốc có tác dụng, đặc biệt ở giai đoạn tấn công
b. Ít nhất 3 loại thuốc có tác dụng, đặc biệt ở giai đoạn tấn công
c. Ít nhất 2 loại thuốc có tác dụng, đặc biệt ở giai đoạn duy trì
d. Ít nhất 3 loại thuốc có tác dụng, đặc biệt ở giai đoạn duy trì

Câu 37. Sử dụng thuốc kháng lao ở giai đoạn tấn công kéo dài
a. 1 – 2 tháng
b. 2 – 3 tháng
c. 3 – 6 tháng
d. 6 – 9 tháng

Câu 38. Sử dụng thuốc kháng lao ở giai đoạn tấn công kéo dài
a. 2 – 3 ngày
b. 2 – 3 tuần
c. 2 – 3 tháng
d. 2 – 3 năm

Câu 39. Sử dụng thuốc kháng lao
a. 1 lần trong ngày
b. 2 lần trong ngày
c. 3 lần trong ngày
d. 4 lần trong ngày

Câu 40. Sử dụng thuốc kháng lao
a. Dùng vào buổi tối
b. Dùng vào buổi chiều
c. Dùng vào buổi trưa
d. Dùng vào buổi sáng

Câu 41. Sử dụng thuốc kháng lao
a. Uống lúc đói
b. Uống lúc no
c. Uống lúc nào cũng được
d. Tất cả đều sai

Câu 42. Sử dụng thuốc kháng lao
a. Uống lúc no, sau bữa ăn ≥ 2 giờ
b. Uống lúc no, ngay sau bữa ăn
c. Uống lúc đói, sau bữa ăn ≥ 2 giờ
d. Uống lúc đói, ngay trước bữa ăn

Câu 43. Sử dụng thuốc kháng lao
a. Uống 1 lần duy nhất vào lúc đói, xa bữa ăn
b. Uống 1 lần duy nhất vào lúc no, xa bữa ăn
c. Uống 2 lần vào lúc đói, gần bữa ăn
d. Uống 2 lần lúc no, gần bữa ăn

Câu 44. Sử dụng thuốc kháng lao đúng cách
a. Dùng thuốc đều đặn
b. Dùng thuốc đủ thời gian
c. Dùng thuốc không gian đoạn
d. Tất cả đều đúng

Câu 45. Vi khuẩn lao có đặc điểm
a. Sinh sản và phát triển nhanh
b. Sinh sản và phát triển chậm
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai

Câu 46. Thuốc có thành phần INH có tên thương mại là
a. Isoniazid, Rimifon
b. Streptomycin
c. Pyrazinamid
d. Rifampicin

Câu 47. INH điều trị lao với liều lượng
a. 600 gram/ngày, uống
b. 120 mili gram/ngày, uống
c. 0,05 gram, uống 4 – 5 viên/ngày (300 mg/ngày)
d. 0,1 gram/ngày, tiêm bắp

Câu 48. Streptomycin điều trị lao với liều lượng
a. 600 gram/ngày, uống
b. 120 mili gram/ngày, uống
c. 0,05 gram, uống 4 – 5 viên/ngày (300 mg/ngày)
d. 0,1 gram/ngày, tiêm bắp

Câu 49. Rifampicin điều trị lao với liều lượng
a. 600 gram/ngày, uống
b. 120 mili gram/ngày, uống
c. 0,05 gram, uống 4 – 5 viên/ngày (300 mg/ngày)
d. 0,1 gram, tiêm bắp

Câu 50. PZA (Pyrazinamid) điều trị lao với liều lượng
a. 600 gram/ngày, uống
b. 120 mili gram/ngày, uống
c. 0,05 gram, uống 4 – 5 viên/ngày (300 mg/ngày)
d. 0,1 gram, tiêm bắp

Câu 51. Ethambutol điều trị lao với liều lượng
a. 600 gram/ngày, uống
b. 120 mili gram/ngày, uống
c. 100 mili gram/ngày, uống
d. 0,1 gram, tiêm bắp

Câu 52. Chữ H trong phác đồ điều trị lao dùng để chỉ thuốc
a. Isoniazid, Rimifon
b. Streptomycin
c. Pyrazinamid
d. Rifampicin

Câu 53. Chữ S trong phác đồ điều trị lao dùng để chỉ thuốc
a. Isoniazid, Rimifon
b. Streptomycin
c. Pyrazinamid
d. Rifampicin

Câu 54. Chữ P trong phác đồ điều trị lao dùng để chỉ thuốc
a. Isoniazid, Rimifon
b. Streptomycin
c. Pyrazinamid
d. Rifampicin

Câu 55. Chữ R trong phác đồ điều trị lao dùng để chỉ thuốc
a. Isoniazid, Rimifon
b. Streptomycin
c. Pyrazinamid
d. Rifampicin

Câu 52. Chữ E trong phác đồ điều trị lao dùng để chỉ thuốc
a. Ethambutol
b. Streptomycin
c. Pyrazinamid
d. Rifampicin

Câu 53. Phòng bệnh lao
a. Nâng cao đời sống, ý thức vệ sinh phòng bệnh
b. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ
c. Tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh
d. Tất cả đều đúng

Câu 54. Tiêm phòng INH (Isoniazid, Rimifon)
a. Hàng ngày, tối thiểu trong 3 tháng
b. Hàng ngày, tối tiểu trong 6 tháng(lieu: 5-8)
c. Cách ngày, tối thiểu trong 3 tháng
d. Cách ngày, tối thiểu trong 6 tháng

Câu 54. Phản ứng Mantoux
a. Tiêm 0,1 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi trùng lao
b. Tiêm vào dưới da ở mặt trước cẳng tay
c. Dùng kim 27
d. Tất cả đều đúng

Câu 55. Phản ứng Mantoux
a. Dung dịch là vi khuẩn lao đã chết hoặc còn sống nhưng mất độc lực
b. Dung dịch là vi khuẩn lao còn sống, còn độc lực
c. Dung dịch là vi khuẩn lao còn sống và các loại vi khuẩn khác kèm theo
d. Dung dịch là vi khuẩn lao còn sống, còn độc lực và cả vi khuẩn đã chết hoặc còn sống nhưng mất độc lực

Câu 56. Phản ứng Mantoux
a. Test da để phát hiện một người đã từng bị lao
b. Test da để phát hiện một người có khả năng lây bệnh lao
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai

Câu 56. Phản ứng Mantoux dương tính có ý nghĩa
a. Cơ thể người bệnh đã được tiêm phòng lao hoặc đã từng bị nhiễm lao
b. Cơ thể người bệnh chưa được tiêm phòng lao hoặc chưa từng bị nhiễm lao
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai

Câu 57. Phản ứng Mantoux, kết quả được đọc
a. Sau 24 – 48 giờ
b. Sau 48 – 72 giờ
c. Sau 72 – 90 giờ
d. Sau 1 tuần

Câu 58. Phản ứng Mantoux dương tính khi
a. Không có quầng đỏ xung quanh vết tiêm thuốc thử
b. Có quầng đỏ xung quanh vết tiêm thuốc thử
c. Tất cả đều đúng
d. Tất cả đều sai

Câu 59. Phản ứng Mantoux
a. Tiêm 0,1 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
b. Tiêm 0,2 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
c. Tiêm 0,3 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao
d. Tiêm 0,4 ml dung dịch chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn lao

Câu 60. Để thử phản ứng Mantoux, người ta sử dụng kim tiêm
a. Số 5
b. Số 11
c. Số 22
d. Số 27

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét