Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Dụng cụ Tử cung tránh thai

 Dụng cụ Tử cung tránh thai( TCu 380A): cơ chế tác dụng, chỉ định và CCD, tai biến và xử trí?
I.      Đại cương
-          Dụng cụ TC tránh thai là 1 biện pháp tránh thai tạm thời cho nữ giới, được làm bằng chất dẻo, có chứa muối barium vì vậy cản quang với tia X
-          Là phương pháp rộng rãi nhất ở nước ta.
-          Phân loại DCTC:
·         Theo hình dạng:
ü      DCTC kín: vòng Dana, Ota....
ü      DCTC hở: TCu, Multiload
·         Theo cấu trúc:
ü      DCTC không có hoạt chất: Dana..
ü      DCTC có đồng: TCu, multiload..DCTC này vẫn giứ được hoạt tính trong khi kích thước nhỏ hơn, ít đau hơn, ít khó chịu.
ü      DCTC chứa Progestif: mirena
--> ở nước ta  sử dụng phổ biến là TCu 380A( thời gian sử dụng 10năm), Multiload 375( thời gian sử dụng là 5năm), Multiload 250( thời gian sử dụng là 3năm)..


II.      Cơ chế tác dụng
Chủ yếu là cản trở quá trình làm tổ ở BTC của trứng đã được thụ tinh
-          Tại Nội mạc TC:
·         Gây PU viêm tại chỗ, xuất hiện hàng rào lympho bào, BCĐN.. đến thực bào Lympho bào và trứng
·         Gây biến đổi mạnh NMTC, nhất là do đồng--> cản trở sự làm tổ của trứng ở TC
·         Có tác dụng gây độc cho giao tử( cụ thể là tinh trùng)
-          Tai BTC và vòi trứng
·         Tăng co bóp TC đẩy trứng ra ngoài
·         Làm thay đổi HĐ nhu động vòi trứng--> trứng về BTC sớm hơn bình thường, không phù hợp với GĐ của NMTC đón trứng làm tổ
-          Tại CTC:Làm thay đổi thành phần  chất nhày ở CTC--> cản trở tinh trùng xâm nhập vào BTC
III.      Chỉ định
-          Pn trong dộ tuổi sinh đẻ không có CCĐ muốn áp dụng 1 BPTT tạm thời, dài hạn, hiệu quả cao
-          Lý tưởng là dụng cho phụ nữ có con, bộ máy sinh dục bình thường, có nguyện vọng tránh thai
-          TC có sẹo mổ lấy thai vẫn đặt được DCTC
IV.      CCĐ
-          CCĐ tuyệt đối
ü      Có thia hay nghi ngờ có thai
ü      NK đường sinh dục
ü      RLĐM
ü      Bệnh lý tim mạch
ü      K đường sinh duc: K CYC, NMTC...
-          CCĐ tương đối
ü      BTC bất thường: u xơ, dị dạng...
ü      Đang đièu trị bằng thuốc chông đông máu
ü      TS Nk đường sinh dục trên
ü      TS chửa ngoài TC
ü      Chưa có con
V.      Tai biến và xử trí
-          Đau tiểu khung: hay gặp do TC có cơn co, do DCTC quá to
·         xử trí: dùng thuốc giảm đau không đặc hiệu (aspirin), giảm co ( papaverin) cho kết quả tốt.
-          Thống kinh: có thể đổi loại DCTC nhiều khi cho kết quả tốt
-          RL kinh nguyệt là nhược điểm hay gặp nhất
·         Xử trí: nghỉ ngơi, thuốc chống tiêu sợi huyết, thuốc bảo vệ thành mạch, thuốc kháng Prostaglandin. Nếu không đỡ thì thay DCTC khác hay dùng BPTT khác
-          Gây đau khi giao hợp: do đặt sai vị trí hoặc do dây thừa quá dại
·         xử trí: KT lại dây hoặc thay DCTC
-          Ra khí hư nhiều do PƯ NMTC:
·         xử trí: nếu khí hư ra nhiều và hôi--> cho KS
·         Nếu khí hư ra kéo dài thì thay DCTC
-          Tụt DCTC: các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ụt DCTC: tuổi, số lần đẻ, laoị DCTC, kinh nghiệm đặt, thời điểm đặt. Hầu hết tụt DCTC trong 3 tháng đầu sau khi đặt, nhiều trường hợp tụt DCTC mà khôn biết
·         xử trí: đặt lại
-          Thủng TC: rất ít gặp, nếu phát hiện ngay lúc đặt thì lấy DCTC và điều trị bảo tồn TC
·         DCTC chui vào trong ổ bụng: có thể chui ngay khi đặt do thủng TC--> DCTC chui vào trong OB, hoặc chui dần dần trong 1 thời gian sau này
·         Chẩn đoán: do không thấy DCTC trong BTC khi SÂ, khi lấy DCTC, chụp TC có bơm cản quang thấy DCTC ngoài BTC
·         Xử trí: mở bụng hay NS để lấy DCTC
-          NK đường sinh dục: là biến chứng nặng dễ gây vô sinh, điều kiện thuận lợi là do thủ thuật không vô trugnf hoặc đặt vòng ở BN có NK sinh dục
·         Khởi đầu thường kín đáo: đau tiểu khung, sốt nhẹ, rong huyết , chất nhày CTC đục bẩn...
·         Xử trí: KS phối hơp, chưa cần phải tháo DCTC
·         nếu điều trị không tốt, có thể dẫn đến viêm vòi trúng, áp xe BT, VPM tiểu khung...
-          Có thai cùng DCTC
·         Tỷ lệ say thai và nguy cơ bị NK là rất cao.
·         Xử trí: nếu mang thai 3 tháng đầu và thấy dây DCTC: có thể tháo DCTC, nguy cơ say thai thấp
·         Nếu không thấy dây DCTC và hoặc thai >3tháng: cần SÂ đánh giá xem DCTC có còn nằm đúng vị trí không, nếu không muốn mang thai có thể chấm dứt thai nghén, nếu muốn tiếp tục mang thai có thể lấy DCTC, cuộc chuyển dạ không có gì đặc biệt
-          DCTC và CNTC
·         DCTC làm tăng nguy cơ CNTC

·         xử trí: nội khoa hay PT bằng mổ mở hay NS như trường hợp CNTC/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét